Giới thiệu về thu quan

Thu quan có thể được xem là giai đoạn giao tranh với quy mô nhỏ trong một trận cờ vây. Trong giai đoạn khai cuộc và trung cuộc, bàn cờ vẫn rộng và cuộc chiến có xu hướng trải khắp trên dưới và chéo qua nó.

Khi bước vào thu quan, bàn cờ đã dần dần phân chia thành những khu vực đất riêng biệt và phần lớn các cuộc tranh chấp đều nhằm vào việc tạo ưu thế về đất trên các đường biên giới giữa hai bên. Có thể nói, khai cuộc và trung cuộc giống như một trận chiến lớn giữa hai đội quân; thu quan lại giống như nhiều trận chiến nhỏ diễn ra cùng lúc trên khắp bàn cờ.

quan tử

Điều này có vẻ khiến cho giai đoạn thu quan trở nên dễ dàng hơn, vì các cuộc giao chiến cục bộ diễn ra trong phạm vi hẹp hơn nên việc đọc các nước cờ cũng dễ dàng. Nhưng mặt khác, nó cũng gây khó khăn hơn khi buộc người chơi phải tập trung vào nhiều khu vực trên bàn cờ cùng một lúc.

Dù bạn cảm thấy việc thu quan dễ hay khó, có thể chắc chắn một điều: thu quan mang yếu tố quyết định vì chúng diễn ra cuối cùng. Quả thực, đôi khi một ván cờ sẽ không có thu quan khi một bên để mất một đám quân lớn và đầu hàng sớm – còn lại thì đây sẽ là giai đoạn quyết định người chiến thắng cuối cùng. Việc đảo ngược kết quả là điều rất hay xảy ra. Hãy để ý một ván đấu chuyên nghiệp: bạn sẽ thấy các kỳ thủ trở nên căng thẳng và nghiêm túc hơn trong quá trình thu quan. Giai đoạn này có thể kém hấp dẫn hơn so với trung cuộc, tuy nhiên nó sẽ đem lại một kết quả đáng hài lòng nếu chơi tốt.

Không hề ngạc nhiên khi các kỳ thủ chuyên nghiệp có sức cờ mạnh đều có kỹ năng tốt trong giai đoạn thu quan. Sakata – 9 dan, là một kỳ thủ thiên tài về thu quan. Rin – 9 dan , kỳ thủ nổi danh nhờ vào khả năng giành lấy đến từng “giọt” lợi ích cuối cùng trong các tình huống thu quan. Ishida – 9 dan, cho rằng điểm mạnh nhất của mình nằm ở giai đoạn thu quan. Rất hiếm khi bắt gặp những trường hợp kỳ thủ chuyên nghiệp hoặc người chơi nghiệp dư với sức cờ mạnh lại yếu về khả năng thu quan.

thu-quan-9

Vậy điều gì tạo nên sức mạnh trong những nước thu quan? Khả năng đọc cờ và nhìn ra các nước thủ cân là rất quan trọng, cũng giống như trong giai đoạn trung cuộc. Một yếu tố khác là khả năng đếm và xác định giá trị tương đối của các nước đi khác nhau. Mặc dù vậy, những vấn đề mang tính chiến lược này chưa phải là tất cả. Quan trọng hơn cả việc tính toán để tìm ra nước đi lớn nhất, một ví dụ, là tìm cách chiếm đất tiên thủ, hoặc ngăn chặn đối thủ thực hiện điều đó.

Một kỳ thủ nếu không thể đếm đất, nhưng hiểu rõ sự khác biệt giữa tiên thủ và hậu thủ, sẽ có lợi thế hơn đối thủ chịu tổn thất ở phía ngược lại. Nắm rõ việc bản thân đang dẫn trước hay yếu thế hơn trong ván cờ và linh hoạt thay đổi chiến lược hết sức quan trọng. Vì thế hãy đảm bảo bạn luôn nhìn bao quát cả bàn cờ, không đặt sự tập trung vào một chỗ duy nhất và quên đi những chỗ khác, một sai lầm mà các kỳ thủ nghiệp dư vẫn hay mắc phải.

===
Nguồn: The Endgame – Tomoko Ogawa vs James Davis. Chapter 1

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *