Cờ thế hay 3 – Sự hài hòa trong chiến thuật qua một bài tập haengma

Cờ vây là nghệ thuật của sự hài hòa.

Tính đúng sai của cờ vây, vì vậy, cũng đánh giá dựa trên tiêu chí hài hòa. Nếu hai bức tường quá mạnh của quân mình đứng gần nhau, chúng sẽ trở nên thừa thãi và vô tích sự. Ngược lại, nếu trên bàn cờ mình chỉ rải rác những đám quân chưa ổn định thì rất khó để chiến đấu cho ra trò.

Vì vậy, tính đúng sai ở một nước ở góc này ảnh hưởng rất nhiều bởi vị trí quân cờ ở góc khác. Ta không thể chơi cờ ở đẳng cấp cao được nếu chưa biết “nhìn xa trông rộng”, mà cụ thể là sự kết hợp hài hòa giữa các quân cờ.

Ở bài viết này, tôi sẽ dùng một bài học về haengma để ví dụ cho ý kiến trên.

Hình cờ ban đầu: Miai

Trắng có miai A và B. Sau khi trao đổi ở góc trên, Trắng nhắm vào việc đả nhập vào moyo Đen ở góc dưới. Chúng ta sẽ nghiên cứu nước đả nhập sau hai lựa chọn A và B của Trắng.

1

Trắng chơi ở A

Hình 1: Nước đi chắc chắn

Trao đổi giữa Trắng 1 và Đen 2 bất lợi về đất cho Trắng, bù lại, Trắng có quân 1 đủ mạnh để hậu thuẫn cho việc đả nhập góc dưới. Trắng 3 là nước chính xác trong tình huống này.

Hình 1
Hình 1

Hình 2: Đen thấp

Đen 1 bảo vệ sai hướng, Trắng có thể đè Đen thấp xuống như hình 2.

3
Hình 3 (trái) và Hình 2

Hình 3: Trắng thành công

Đen 1 trong hình 3 là cách chơi để lấy đất, nhưng không phù hợp trong hình này. Trắng có thế khá mạnh sau biến thế đến 10.

Hình 4: Trắng Sabaki đẹp

Đen 1 trả lời chính xác. Nhưng Đen 3 thể hiện tính nghiệp dư, Trắng 4 là Sabaki thông thường. Đến Trắng 10, Đen không thể tìm ra cách tấn công đám Trắng.

4
Hình 4

Hình 5: Trắng gặp rắc rối

Đen cắt ở 1 là cách tấn công rất chuyên nghiệp. Sau nước này, đám Trắng bị tấn công với biến thế đến 11.

5
Hình 5

Hình 6: Trận đấu thực tế của chuyên nghiệp

Sau Đen 1, Trắng hỏi tại 2 rất tốt. Kết quả là cân bằng với biến thế đến Đen 23.

6
Hình 6

Trắng chơi ở B

Hình 7: Thành công lớn cho Trắng

Sau trao đổi Trắng 1 và Đen 2 như hình 7, Trắng hạn chế đất Đen ở 3 thì thế nào? Nếu Đen vẫn trả lời như hình 6, quân Đen 2 trở nên vô dụng, Trắng thành công lớn.

7
Hình 7

Hình 8: Nước đi đúng

Đen 1 trong trường hợp này lại là hướng đúng để tấn công đám Trắng. Quân Đen tam giác ở vị trí đẹp ngăn Trắng nối với đám góc trên.

8
Hình 8

Hình 9: Đen tấn công rát

Nếu Trắng chạy về hướng này, Đen lập tức chiếm điểm then chốt ở 7, biến thế đến Đen 15 khiến đám Trắng trở nên nặng nề. Nước hạn chế đất của Trắng trong trường hợp này đã thất bại. Trắng cần tìm một ví trí khác trong ván cờ này.

9
Hình 9

Hình 10: Khó điều khiển

Trắng đâm vai ở 1 là một nước nhẹ, nhưng Đen sau 5, Đen vẫn có nhiều cách để tấn công Trắng, nên 1 nhảy vào vẫn là hơi sâu.

10
Hình 10

Hình 11: Nhẹ nhàng hạn chế đất

Trắng 1 nhẹ nhàng và phù hợp trong tình huống này. Nếu Đen thủ đất với 2, Trắng nhanh chóng thoát ra ngoài với 3 và 5.

11
Hình 11

Hình 12: Dễ thoát

Vì thế nên, Đen muốn tấn công rát ở 2, nhưng Trắng vẫn có thể nhảy ra ở 5, A và B là miai, nên Trắng dễ thoát ra ngoài hoặc tạo hình sống. Nước cắt ở C là cách đi của nghiệp dư, Trắng chặn ở D, Đen E, Trắng vui vẻ hy sinh quân với F.

12
Hình 12

Kết luận

Qua phân tích với 12 hình cờ ở trên, chúng ta có thể đưa ra một kết luận nho nhỏ như sau:
– Trắng có 2 chiến thuật để chơi trong hình cờ này, đó là lấy đất tại B hoặc phát triển thế tại A.
– Với Trắng A (Đen B), Trắng “hậu thuẫn” đủ mạnh để vào sâu trong đất Đen tại C.
– Với Trắng B lấy đất, Đen A khóa đường ra của Trắng. Nước đi phù hợp để hạn chế đất Đen là nước nhẹ nhàng ở D, tránh việc Đen tổ chức tấn công mãnh liệt với sự giúp đỡ của quân Đen A.

Vì thế, chọn A hoặc B đơn giản chỉ là vấn đề phong cách chơi cờ, chọn đúng nước đi ở C hay D sau đó mới thực sự là đẳng cấp của kỳ thủ mạnh.

Nguồn: The Master of Haengma
Tác giả: Sung-ho Baek

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *