Danh hiệu Meijin – Kỳ nhân

Nhắc đến danh hiệu Kỳ Nhân, chắc hẳn nhiều bạn trẻ Việt Nam nghĩ ngay tới nhân vật nổi tiếng bậc nhất trong bộ Hikaru – Kỳ Thủ Cờ Vây, người sớm nhận định sự xuất hiện của Shindo trong giới chuyên nghiệp, cha của Touya Akira, đối thủ truyền kiếp của Sai: Kỳ Nhân Touya Kouyou.

Kỳ Nhân Touya Kouyou
Kỳ Nhân Touya Kouyou

Truyền thống danh hiệu Kỳ Nhân

Trong số bảy danh hiệu lớn của cờ vây Nhật Bản, thì Kỳ Nhân là danh hiệu danh giá bậc nhất, chỉ được phong tặng chứ không có cách nào khác để đặt được. Trong lịch sử Nhật Bản, dưới thời Edo thì chỉ có duy nhất một Kỳ Nhân, tương đương với 9 đẳng chuyên nghiệp. Kỳ Nhân không chỉ là một kỳ thủ đỉnh cao về cờ, mà còn là một nhà hiền triết, được mọi người kính trọng trong các phương diện khác của xã hội.

Kỳ Nhân đầu tiên trong lịch sử là Bản Nhân Phường Sansa (được phong tặng năm 1612) và Kỳ Nhân cuối cùng được phong tặng là Bản Nhân Phường Shusai (giữ danh hiệu năm 1914 đến 1940). Trước khi danh hiệu này được hiện đại hoá qua một giải đấu chính thức giữa các kỳ thủ chuyên nghiệp, thì chỉ có những nhân vật vĩ đại trong lịch sử Nhật Bản mới được tôn vinh là Kỳ Nhân.

Chỉ có 10 Kỳ Nhân được tôn vinh trong lịch sử cờ vây Nhật Bản:

  • Bản Nhân Phường Sansa (1612)
  • Inoue Nakamura Doseki (1623)
  • Yasui Sanchi (1668)
  • Bản Nhân Phường Dosaku (1677)
  • Inoue Dosetsu Inseki (1708)
  • Bản Nhân Phường Dochi (1721)
  • Bản Nhân Phường Satsugen (1767)
  • Bản Nhân Phường Jowa (1831)
  • Bản Nhân Phường Shuei (1906)
  • Bản Nhân Phường Shusai (1914)

Bản Nhân Phường Shusaku không xuất hiện trong danh sách này, thật đáng tiếc, vì ông mất sớm khi mới 21 tuổi.

Giải đấu Meijin

Năm 1962 thì danh hiệu Kỳ Nhân được hiện đại hoá. Một giải đấu sẽ được tổ chức để chọn ra người nắm giữ danh hiệu trong năm đó. Cũng trong năm đó, cấp 9 đẳng chuyên nghiệp chính thức được tách rời khỏi danh hiệu Kỳ Nhân. Kỳ thủ giữ danh hiệu sẽ được phong 9 đẳng chuyên nghiệp, nhưng kỳ thủ vẫn giữ đẳng cấp đó ngay cả khi mất danh hiệu vào năm tiếp theo.

Các kỳ thủ muốn tham gia giải đấu Meijin sẽ trải qua một vòng sơ tuyển. Các kỳ thủ có thứ hạng cao nhất vòng sơ tuyển sẽ đủ điều kiện thi đấu vòng đấu bảng với 5h suy nghĩ cho mỗi bên. Người chiến thắng vòng bảng sẽ trở thành người thách đấu.

Người thách đấu sẽ thi đấu một loạt 7 trận với người giữ danh hiệu, với mỗi trận có thời gian suy nghĩ là 8h cho mỗi bên, thi đấu trong hai ngày.

Vì nằm trong ba danh hiệu lớn nhất của Nhật Bản (cùng với Honinbo – Bản Nhân Phường và Kisei – Kỳ Thánh) nên các kỳ thủ đủ điều kiện tham gia vòng đấu bảng sẽ được phong 7 đẳng chuyên nghiệp. Người thách đấu sẽ được phong 8 đẳng chuyên nghiệp. Và người giữ danh hiệu sẽ được phong 9 đẳng chuyên nghiệp.

Về mặt tiền thưởng thì giải Meijin đứng sau giải Kisei.

Meijin cũ & Meijin mới

Năm 1962, giải đấu Meijin được tài trợ bởi báo Yomiuri Shinbun trong suốt 14 năm. Đến năm 1976, tờ báo Asahi Shinbun đã trở thành nhà tài trợ chính của giải này và số lần tổ chức được đếm lại bắt đầu từ 1. Nên các giải được tài trợ bởi Yomiuri Shinbun, người ta hay gọi là Meijin cũ, và các giải được tài trợ bởi Asahi Shinbun được gọi là Meijn mới.

Kỳ Nhân cũ cuối cùng, Otake Hideo đang chơi cờ hướng dẫn cho một nữ sinh trong Giải vô địch Cờ vây Nghiệp dư Thế giới, lần thứ 32.
Kỳ Nhân cũ cuối cùng, Otake Hideo đang hướng dẫn cho một nữ sinh trong Giải vô địch Cờ vây Nghiệp dư Thế giới lần thứ 32.

China-Korean-Japan Meijin

Trong khi Nhật Bản gọi Kỳ Nhân của họ là Meijin, thì người Hàn Quốc gọi là Myeonngin và người Trung Quốc gọi là Mingren. Năm 1996 thì ba quốc gia này tổ chức một giải đấu thú vị, tên gọi chính thức là China Changde Cup World Mingren Championship, nhưng giới cờ vây hay gọi là China-Korean-Japan Meijin vì tên gọi Meijin có xuất xứ từ Nhật Bản.

Thể lệ rất đơn giản: 3 Kỳ Nhân của Nhật-Trung-Hàn sẽ gặp nhau và thi đấu vòng tròn. Người chiến thắng sẽ là người thắng cả hai trận đấu.

Kỳ Nhân Pak Yeong-hun (박영훈, bên phải) trong một trận đấu của giải Myeongin năm 2010)
Kỳ Nhân Pak Yeong-hun (박영훈, bên phải) trong một trận đấu của giải Myeongin 2010

Kỳ Nhân Danh Dự

Sự kiện Cho Chikun giữ thành công danh hiệu Bản Nhân Phường của mình lần thứ 10 liên tiếp năm 1998, viện cờ vây Nhật Bản đã quyết định trao danh hiệu Kỳ Nhân Danh Dự cho kỳ thủ giữ được danh hiệu này trong 5 lần liên tiếp. Điều ngày có nghĩa là sau khi kỳ thủ mất danh hiệu thì kỳ thủ vẫn được gọi là Kỳ Nhân.

Hiện nay tính đến 2016, thời điểm của bài viết này, thì chỉ có hai người được phong tặng danh hiệu Kỳ Nhân Danh Dự:

  • Cho Chikun
  • Kobayashi Koichi

One comment

  1. Anonymous says:

    “Bản Nhân Phường Shusaku không xuất hiện trong danh sách này, thật đáng tiếc, vì ông mất sớm khi mới 21 tuổi”

    Bản Nhân Phường Shusaku mất năm 33 tuổi mà bạn ơi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *